Một số hạn chế ô tô điện Trung Quốc vận hành tại Việt Nam
Một số hạn chế ô tô điện Trung Quốc vận hành tại Việt Nam phải kể đến như: hệ thống trạm sạc công cộng, cổng sạc không tương thích, chi phí sạc chưa thực sự tiết kiệm,...
Với sự hỗ trợ từ các chính sách của Nhà nước như miễn 100% lệ phí trước bạ, cùng với những lợi ích như không gây ô nhiễm tiếng ồn, giúp cải thiện sức khỏe và tiết kiệm chi phí vận hành so với xe xăng/dầu, ô tô điện đang dần phổ biến hơn đối với người dùng Việt Nam.
Tuy nhiên, nhiều hãng xe điện Trung Quốc mới ra mắt Việt Nam như Wuling, BYD và gần đây nhất là GAC Aion vẫn đang gặp phải nhiều thách thức, đặc biệt là về hạ tầng sạc và chi phí sử dụng.
Thiếu hệ thống trạm sạc công cộng
Một trong những thách thức lớn nhất đối với xe điện Trung Quốc tại Việt Nam chính là sự thiếu hụt trạm sạc công cộng. Dù xe điện đã dần trở nên phổ biến, hạ tầng trạm sạc công cộng vẫn chưa phát triển mạnh mẽ.
Hiện nay, các đơn vị thứ 3 như EV One và Eboost đã bắt đầu triển khai một số trạm sạc tại các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM, nhưng số lượng trạm sạc còn rất ít và không đều.
Đặc biệt, độ phủ của các trạm sạc này chủ yếu tập trung tại các khu vực trung tâm, khiến việc sạc xe điện tại các khu vực ngoại thành và nông thôn trở thành một vấn đề lớn.
Do đó, người dùng xe điện Trung Quốc chủ yếu phải sạc tại nhà, điều này tạo ra sự bất tiện lớn, nhất là đối với những người sống tại các khu đô thị có không gian đỗ xe hạn chế.
Điều này cũng khiến nhiều người dùng chọn VinFast khi mua xe điện. Đây là thương hiệu duy nhất tại Việt Nam sử hữu hệ thống trạm sạc công cộng rộng khắp trên toàn quốc. Hiện tại, hãng vẫn chưa có ý định chia sẻ hệ thống này với các nhà sản xuất khác.
Cổng sạc không tương thích
Một khó khăn khác mà người dùng xe điện Trung Quốc phải đối mặt là sự thiếu đồng bộ về cổng sạc. Chẳng hạn, mẫu xe Wuling Bingo mới ra mắt có cổng sạc nhanh theo chuẩn GB/T được sử dụng rộng rãi tại Trung Quốc.
Tuy nhiên, chuẩn GB/T lại không tương thích với chuẩn CCS2 (chuẩn châu Âu) đang phổ biến tại Việt Nam. Như vậy, nếu người dùng muốn sử dụng tính năng sạc nhanh, họ sẽ phải mua thêm bộ chuyển đổi với giá khoảng 20 - 30 triệu đồng.
Chi phí sạc chưa thực sự tiết kiệm
Về mặt chi phí, mặc dù sạc xe điện có thể tiết kiệm hơn so với xe xăng, nhưng trên thực tế, chi phí này vẫn chưa rẻ. Ví dụ, trạm sạc của EV One tính phí 9.900 đồng/kWh. Trong khi đó, trạm của VinFast có phí 3.858 đồng/kWh, nhưng hiện tại đang miễn phí cho người dùng.
Để di chuyển 240 km với mẫu BYD Atto 3, người dùng sẽ phải trả khoảng 299.376 đồng cho 30,24 kWh điện, trong khi một chiếc Mazda CX-5 với mức tiêu thụ nhiên liệu 7 lít/100 km sẽ tiêu tốn khoảng 355.488 đồng cho cùng quãng đường.
Điều kiện sạc tại nhà
Ngoài các trạm sạc công cộng, việc sạc tại nhà cũng gặp phải một số khó khăn, nhất là đối với những người sống ở chung cư hoặc các khu vực có không gian hạn chế.
Mặc dù một số khu chung cư có thể cung cấp điểm sạc tại hầm để xe, nhưng điều này vẫn gặp nhiều hạn chế về thời gian và không thuận tiện cho việc sạc qua đêm.
xe mới về
-
Hyundai i10 Grand 1.2 MT
275 Triệu
-
Hyundai Accent 1.4 MT
350 Triệu
-
Kia Sorento DMT 2.2L 2WD
425 Triệu
-
Mazda CX8 Luxury
795 Triệu
-
Toyota Innova 2.0E
265 Triệu
-
Mazda 3 1.5 AT
405 Triệu
tin khác
- Honda tiếp tục chương trình ưu đãi giá bán và phí trước bạ trong tháng 11/2024
- TOP những xe gầm cao dưới 700 triệu đồng tại Việt Nam
- Lộ diện hình ảnh SUV điện cỡ lớn Ioniq 9 sắp ra mắt
- Đánh giá mẫu xe MPV gia đình Mitsubishi Xpander 2021 sau 3 năm lăn bánh
- Skoda ra mắt một loạt xe mới tại Vietnam Motor Show 2024
- Giá xe Hyundai cập nhật mới nhất tháng 10/2024
- Đánh giá Toyota Vios 2023 sau 1 năm lăn bánh
- Đánh giá tổng quan và giá xe Mazda 3 cập nhật mới nhất 2024
- Các dấu hiệu cho thấy bạn cần thay bình ắc quy ô tô ngay
- Chiêm ngưỡng một bản độ bụi bặm, đầy cá tính của VinFast VF 3